La Liga

Sự trỗi dậy của lò La Masia giúp Barca hy vọng

Trong trận gặp Napoli ở vòng 16 đội Champions League vào tháng 3, Xavi đã tung nhiều cầu thủ dưới 18 tuổi vào sân đá chính và đấy đều là lần đầu tiên của họ ở giải đấu này. Sau đó, Fermin Lopez, người vào sân từ băng ghế dự bị để ghi bàn, và chính cầu thủ trẻ này đã giữ chút hy vọng cho CLB.

Lamine Yamal chắc chắn là cái tên nổi bật nhất, nhưng đây không phải là trường hợp duy nhất. Pau Cubarsi cũng đã gây ấn tượng, trong khi Hector Fort và Marc Guiu cũng được trao cơ hội. Ghép tất cả lại với nhau, và La Masia đang chứng kiến các tài năng của mình nở rộ sau vài năm cạn kiệt

Cho dù Barca không thể vô địch La Liga và đứng trước một mùa giải trắng tay, nhưng những ánh sáng của La Masia đã mang lại hy vọng cho tương lai như ở giai đoạn HLV Pep Guardiola cầm quyền vào năm 2008. Đội hình một mà ông kế thừa bao gồm vài viên ngọc của La Masia. Lionel Messi là số một, nhưng Carles Puyol, Andreas Iniesta, Xavi và Victor Valdes mới là nòng cốt của đội bóng khi đó.

Guardiola chỉ việc mở rộng nền tảng. Ông đưa Sergio Busquets vào sân, trọng dụng Thiago Alcantara và mua lại Gerard Pique từ MU. Đến năm 2009, Guardiola đã sở hữu một Barca siêu hạng, đã trở thành xương sống của ĐT TBN và 5 cầu thủ của La Masia gần như chơi mọi trận đấu.

Đội bóng đó nhanh chóng trở thành niềm ghen tị của bóng đá thế giới, lối chơi Tiki-Taka trở thành nhân dạng của Barca và nó cũng trở thành kim chỉ nam cho lò La Masia. Tuy nhiên, sau thời kỳ huy hoàng là đến giai đoạn đen tối. Chủ tịch Josep Bartomeu đã phá huỷ nó từ năm 2014.

Lamine Yamal, Pau Cubarsi, Hector Fort,  Marc Guiu. chính là những đốm sáng trong một mùag giải đen tối của Barca

Ông ta đã làm việc dưới quyền Laporta vào cuối những năm 2000, nhưng khi được đảm nhận vai trò này, Bartomeu đã có một cách tiếp cận khác. Triều đại của ông không chỉ được xác định bởi việc quản lý quỹ CLB kém mà còn do chính sách chuyển nhượng coi khinh cầu thủ trẻ.

Có một số vụ chuyển nhượng tốt trong nhiệm kỳ của ông ấy, như Luis Suarez và Ivan Rakitic. Nhưng ông ta cũng đưa ra một số quyết định sai lầm nghiêm trọng trên thị trường. Ousmane Dembele, Antoine Griezman, Philippe Coutinho và Malcom đều là những thảm hoạ, tiếp theo là đẩy Neymar đến PSG và HLV Luis Enrique từ chức.

Trong khi đó, La Masia hoàn toàn im lặng, không cung cấp được nguồn tài năng nào khiến Barca chỉ tiếp tục phải chi tiêu. Đến năm 2021, sản phẩm nổi tiếng nhất lò La Masia là Messi, buộc phải rời CLB do tình trạng tài chính thê thảm. Kể từ đó, trong nhiều năm, họ cố gắng tìm kiếm một Messi mới để dẫn dắt CLB trong tương lai.

Có vẻ như cứ sau vài tuần, Barca lại có một ứng cử viên mới. Bojan là người đầu tiên nhưng nhanh chóng mờ nhạt. Giovani Dos Santos và Riqui Puig đều được ca ngợi song cả hai đều không thể tạo được dấu ấn. Gerard Deulofeu cũng chứng kiến sự nghiệp đầy hứa hẹn trở nên tồi tệ. 

Có nhiều lựa chọn hơn nữa ở cấp bậc thấp hơn. Tuyển thủ trẻ Nhật Bản Take Kubo đầy hứa hẹn, nhưng một thỏa thuận thất bại đã khiến anh phải rời Real Madrid. Xavi Simons - được đặt theo tên của chính huyền thoại Barca - đã đến PSG khi nhận được lời đề nghị hấp dẫn. Messi trở thành một lời nguyền cho lớp kế cận và La Masia.

Cái bóng quá lớn của Messi khiến các hậu duệ của lò La Masia bị khớp

Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi dưới sự dẫn dắt của Ronald Koeman. HLV người Hà Lan đã trải qua khoảng thời gian cầm quân tệ hại ở Barca. Là một thành viên chủ chốt của Dream Team vào đầu những năm 1990 nhưng Koeman không bao giờ có thể hiểu được điều đó. 

Ông công khai bất hòa với chủ tịch Laporta, người thừa nhận rằng HLV này không phải là lựa chọn đầu tiên của ông. Tuy nhiên, bất chấp mối quan hệ rạn nứt giữa hai người, Laporta vẫn khen ngợi cách Koeman sử dụng các sản phẩm chất lượng của lò La Masia.

Tuy nhiên, điều đó là không đủ để cứu chiếc ghế của Koeman và ông đã bị sa thải vào cuối năm 2021. Nhưng di sản của ông với La Masia đã được gìn giữ, Ông đã biến Ansu Fati trở thành một phần quan trọng trong đội, trao suất ra mắt cho Gavi, đồng thời cho Pedri những phút thi đấu quan trọng.

Barca có thể không giành được nhiều chiến thắng dưới sự dẫn dắt của Koeman nhưng ông đã chứng minh rằng CLB vẫn còn nhiều mầm sống. Xavi đã tiếp tục nỗ lực đó. Anh cũng vấp phải những yếu tố hạn chế đã gây khó khăn cho Koeman. Không có Messi và không có tiền để mua ngôi sao, HLV buộc phải sáng tạo. 

Xavi không còn cách nào khác là phải dùng bọn trẻ. Gavi, Pedri, Ansu và Alejandro Balde đều trở thành những người quan trọng, trong khi những cậu bé khác chờ đợi cơ hội. Mùa này, tuổi trẻ càng đóng vai trò quan trọng hơn. 

Yamal đã tự khẳng định mình là tài năng trẻ triển vọng nhất của bóng đá thế giới bất chấp việc bị so sánh với Messi đã khiến anh bị áp lực trong những ngày đầu. Fermin Lopez cũng vậy, đã bước vào đội một tràn đầy năng lượng và siêng năng. Cubarsi là sự bổ sung gần nhất, đã chơi cực hay ở vai trung vệ đã khống chế được Kylian Mbappe ở tứ kết lượt đi Champions League.

Tổng cộng, Xavi đã có 15 lần ra mắt các sản phẩm của La Masia. Phong cách của anh có thể không phải là sự trở lại của "DNA Barca" mà Xavi đã hứa trong buổi họp báo giới thiệu, nhưng anh đã làm tốt phần việc của mình để đảm bảo rằng học viện đã trở lại trên bản đồ.

Bây giờ Barca phải đối mặt với một tương lai khó khăn. Real Madrid ngày càng mạnh hơn, chủ tịch Florentino Perez đã tập hợp một đội hình đầy tài năng trẻ. Mbappe sẽ sớm gia nhập và Endrick cũng vậy.  

Mọi thứ càng trở nên khó khăn hơn với sự bất ổn ở thượng tầng. Barca được cho là đang cố gắng thuyết phục Xavi ở lại. Có cảm giác rằng Xaviu là người tốt nhất để nuôi dưỡng làn sóng giới trẻ. Tuy nhiên, HLV này đã nhất quyết dứt áo ra đi bất chấp những lời thuyết phục.

Như vậy, Barca đang rơi vào tình thế bấp bênh. Chắc chắn họ sẽ cố gắng thực hiện một số động thái trên thị trường để phục sinh. Laporta, đòn bẩy tài chính và tất cả, dường như đã sẵn sàng tham gia cuộc chiến một lần nữa. Nhưng Barca vẫn có thứ gì đó để dựa vào. Đó là lò La Masia.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm